Premier League chính là giải đấu số 1 hành tinh xét trên cả trên phương diện thương mại và chuyên môn. Không có gì bất ngờ khi giải đấu hàng đầu nước Anh dẫn đầu thế giới về mặt tài chính. Và những ông chủ ở đây cũng vậy, không ai có thể vượt qua được độ giàu có của họ.
Dưới đây là danh sách 11 ông chủ giàu nhất tại Premier League xét trên giá trị tài sản ròng. Đừng bất ngờ khi nhà Glazer không được nhắc tên…
11. Daniel Levy và Joe Lewis, Tottenham Hotspur – Tài sản: 4.74 tỉ bảng
Daniel Levy thay thế Alan Sugar để trở thành chủ tịch của Tottenham vào năm 2001. Mặc cho những thăng trầm mà Gà trống phải trải qua suốt bao năm tháng, có lẽ các CĐV của Spurs cũng phần nào được an ủi khi “Ít nhất thì chủ tịch không phải Alan Sugar.”
10. Guo Guangchang, Liang Xinjun, và Wang Qunbin – Wolves – Tài sản: 5.64 tỉ bảng
Vào năm 2019, Guo Guangchang được xướng tên là người giàu thứ 45 tại Trung Quốc. Con số này thậm chí còn ấn tượng hơn ở thời điểm bài viết này được đăng tải, nếu xét tới con số 495 tỉ phú ở Trung Quốc hiện tại. Tưởng tượng việc bạn giàu hơn tới 450 tỉ phú khác xem!
9. David Sullivan và Daniel Kretinsky – West Ham – Tài sản: 5.96 tỉ bảng
David Sullivan thuở ban đầu làm giàu nhờ bán phim người lớn, và ông thậm chí còn chẳng thấy xấu hổ về chuyện đó. Sullivan từng tự thuật rằng: “Tôi đã làm cho nhiều người hạnh phúc. Nếu tôi là một nhà sản xuất thuốc lá, và sản phẩm của tôi giết chết hàng triệu khách hàng, tôi sẽ phải tự vấn lại toàn bộ. Tôi là một chiến binh tự do.”
8. Shahid Khan – Fulham – Tài sản: 6.45 tỉ bảng
Ông chủ của Fulham Shahid Khan có lẽ đã chạm tay vào những chiếc bánh ngọt nhiều hơn cả một thợ làm bánh lành nghề. Khi không đầu tư cho đội chủ sân Craven Cottage, ông cung cấp các linh kiện moto cho người Mỹ với vai trò ông chủ của Flex-N-Gate, rót tiền vào đội bóng bầu dục Jacksonville Jaguars, và đầu tư hàng núi tiền vào giải vật All Elite Wrestling.
7. John W. Henry và Tom Werner – Liverpool – Tài sản: £8 tỉ bảng
Là con trai của một nông dân trồng đậu nành, Henry sớm tự học hỏi và làm giàu nhờ việc buôn đậu và ngô, trước khi thành lập nên đế chế Henry & Co vào năm 1981. Hiện ông sở hữu toà soạn danh tiếng Boston Globe cùng khối tài sản khoảng 3 tỉ bảng.
Tom Werner, một ông trùm làng truyền thông giải trí và cũng là một tay đầu tư có tiếng trong lĩnh vực thể thao. Chỉ riêng từ năm 1984 đến năm 1992, show truyền hình The Cosby Show của ông đã thu về 1.93 tỉ bảng lợi nhuận.
6. Nassef Sawiris và Wesley Edens – Aston Villa – Tài sản: 9.72 tỉ bảng
Chỉ riêng một mình Nassef Sawiris đã sở hữu khối tài sản khổng lồ 5.3 tỉ bảng. Ảnh hưởng của Sawiris đóng một vài trò rất lớn trong sự trỗi dậy của Aston Villa mùa này, khi họ đang trễm trệ ở vị trí thứ 3 trên BXH Premier League.
5. Stan Kroenke – Arsenal – Tài sản: 10.5 tỉ bảng
Stan Kroenke không chỉ là chủ của Arsenal, ông còn sở hữu hàng loạt những đội bóng mang thương hiệu danh tiếng khác tại NFL, NBA, NHL và MLS. Bất chấp những chỉ trích từ những CĐV Arsenal trong suốt nhiều năm, sự kiên định trong việc duy trì tính ổn định ở thượng tầng của ông là điều không thể bàn cãi.
4. Todd Boehly, Clearlake Capital Group, Hansjorg Wyss, và Mark Walter – Chelsea – Tài sản: 12.91 tỉ bảng
Sự giàu có của ông chủ người Mỹ được thể hiện rõ ràng qua số tiền 1 tỉ bảng mà ông rót vào thị trường chuyển nhượng để phục hưng Chelsea. Chỉ có điều, có vẻ như số tiền đầu tư ấy vẫn chưa phát huy hiệu quả khi thành tích của Chelsea mỗi lúc một tệ đi.
3. Sir Jim Ratcliffe – Manchester United – Tài sản: 16.1 tỉ bảng
Với việc Sir Jim Ratcliffe mua lại thành công 25% cổ phần, MU hiện tại đang sở hữu ông chủ giàu thứ 3 tại Premier League. Tỉ phú người Anh sở hữu công ty hoá chất INEOS, được xếp hạng 4 thế giới. Ngoài ra, ông cũng là chủ của CLB Nice hiện đang thi đấu tại Ligue 1.
2. Sheikh Mansour – Manchester City – Tài sản: £17.9 tỉ bảng
Trước khi Newcastle nhận được số tiền đầu tư khổng lồ, không đội bóng nào tại Premier League có ông chủ giàu có như Manchester City. Bất chấp những cáo buộc về vi phạm luật công bằng tài chính, Man City vẫn đang làm quá tốt cả về mặt chuyên môn lẫn thương mại. Từ một đội bóng từng ngấp nghé ở nhóm xuống hạng, nửa xanh thành Manchester đã trỗi dậy trở thành một thế lực tại nước Anh nói riêng và châu Âu nói chung nhờ sự đầu tư mạnh mẽ của Sheikh Mansour.
1. Public Investment Fund – Newcastle United – Tài sản: 506 tỉ bảng
Newcastle gần như đã trúng số khi được Quỹ đầu tư danh tiếng bậc nhất Saudi Arabia mua lại. Từ chỗ phải rao bán theo dạng tồn kho, Chích choè giờ đã ở vị thế của một đại gia cửa trên tại Premier League. Bất cứ “bom tấn” trăm triệu nào ở hiện tại cũng chỉ như một cái búng tay với giới chủ Ả Rập của đội bóng này.